Nông nghiệp bền vững là phương thức canh tác nông nghiệp theo cách bền vững, có nghĩa là đáp ứng nhu cầu thực phẩm và dệt may hiện tại của xã hội, mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại hoặc tương lai. Nông nghiệp này có thể dựa trên sự hiểu biết về các dịch vụ hệ sinh thái. Có nhiều phương pháp để tăng tính bền vững của nông nghiệp. Khi phát triển nông nghiệp trong các hệ thống thực phẩm bền vững, điều quan trọng là phát triển quy trình kinh doanh linh hoạt và thực hành canh tác.
Nông nghiệp có một dấu ấn môi trường to lớn. Đóng một vai trò lớn trong việc gây ra biến đổi khí hậu, khan hiếm nước, suy thoái đất, phá rừng và các quá trình khác; nó đồng thời gây ra những thay đổi môi trường và bị tác động bởi những thay đổi này. Phát triển hệ thống thực phẩm bền vững, góp phần vào sự bền vững của dân số loài người. Ví dụ, một trong những cách tốt nhất để giảm thiểu biến đổi khí hậu là tạo ra các hệ thống thực phẩm bền vững. Nông nghiệp bền vững cung cấp một giải pháp tiềm năng để cho phép các hệ thống nông nghiệp nuôi sống dân số ngày càng tăng trong điều kiện môi trường thay đổi.
Nông nghiệp bền vững bao gồm một triết lý. Và tập hợp các thực tiễn thỏa mãn ba điều kiện khác nhau:
Đảm bảo mức thu nhập công bằng và đầy đủ cho người nông dân ngày nay.
Tôn trọng môi trường và Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Không gây ảnh hưởng đến các Thế hệ tiếp theo sống dựa vào Nông nghiệp. Cũng như có được thu nhập công bằng và đầy đủ trong tương lai.
Mục tiêu cần đạt:
Muốn có được một nền nông nghiệp bền vững cần đạt được một số điểm sau đây:
Bảo vệ và khôi phục độ phì đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Tối ưu hoá được việc quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên của nông trại.
Đảm bảo đầy đủ và đáng tin cậy nguồn thu nhập của nông trại.
Đạt được sự hoà hợp của các chu trình sinh học tự nhiên và kiểm soát được chúng.
Giảm thiểu việc sử dụng các nguồn không tái sinh được. Và nguồn đầu vào của sản xuất phải mua từ bên ngoài.
Khuyến khích được gia đình và cộng đồng nông dân.
Giảm được những tác động xấu đến môi trường, sức khỏe con người, sự an toàn, các loài hoang dại, chất lượng nước.
Vai trò:
Đối với kinh tế:
Nông nghiệp là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, các sản phẩm của nông nghiệp. Là nguồn cung cấp đầu vào quan trọng của công nghiệp chế biến, qua đó nâng cao giá trị của nông sản, đặc biệt là hướng đến xuất khẩu.
Đối với xã hội:
Về mặt xã hội, vai trò của phát triển nông nghiệp bền vững là sự đóng góp cụ thể của nông dân cho sự phát triển của xã hội. Đảm bảo sự công bằng trong phát triển, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Cải thiện chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo cuộc sống của gia đình. Giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội.