Bệnh vàng lá thối rễ ở cây sầu riêng và biện pháp xử lý.

Bệnh Vàng lá Thối rễ cây sầu riêng do nấm Fusarium sp., Phytopthora sp. hay Pythium sp. gây ra. Bệnh có thể gây hại trên vườn sầu riêng mới trồng hoặc vườn sầu riêng đã cho trái nhiều năm. Bệnh gây thối rễ cám, vỏ rễ tuột, rễ lớn thâm đen hoặc thối ngang cổ rễ tùy theo mức độ bệnh và loài nấm tấn công. Bệnh nhẹ thì làm cây vàng lá, sinh trưởng kém, giảm năng suất và chất lượng trái. Bệnh nặng làm thối cả bộ rễ, chết cả cây và lây lan các vườn khác, gây thiệt hại kinh tế rất lớn. Xin giới thiệu bà con biện pháp phòng trừ bệnh Vàng lá Thối rễ hiệu quả cho vườn cây sầu riêng.

1. Tác nhân gây bệnh vàng lá thối rễ và điều kiện phát triển

  • Tác nhân trực tiếp gây bệnh là do các loại nấm Fusarium, Pythium, Phytophthora, trong đó nấm Phytophthora palmivora là chủ lực. Ngoài ra tuyến trùng gây tổn thương rễ tạo điều kiện nấm bệnh xâm nhiễm nhanh hơn.
  • Điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển gồm:
    • Nguồn bệnh trong vườn: Ở miền Đông và Tây Nguyên, phần lớn các vườn sầu riêng được trồng trên các vườn hồ tiêu cũ. Khi trồng mới sầu riêng bà con không tiến hành xử lí đất vườn nên nấm bệnh, tuyến trùng ở trong đất không bị tiêu diệt. Chúng tiếp tục phát triển gây hại lên cây sầu riêng. Miền Tây thì tàn dư thực vật nhiễm bệnh bỏ trong mương vườn. Bệnh lây lan qua nước tưới, dòng chảy mương vườn.
    • Vườn thoát nước kém, bị ngập úng trong mùa mưa: Nấm Phytophthora xâm nhiễm rễ cây bằng động bào tử có roi bơi được trong nước. Mùi rễ cây ngập nước hấp dẫn chúng đến tấn công và lây lan khắp nơi. Rễ cây bị ngập thiếu ôxy để hô hấp, chất độc tích lũy trong đất lâu ngày làm rễ bị ngộ độc và suy yếu, dễ bị nấm tấn công. Miền Đông mô trồng là mô âm dễ bị úng rễ khi mưa nhiều.
    • Đất trồng thiếu phân hữu cơ, bón phân hóa học thời gian dài làm đất bị chua, đất dẽ chặt, ít vi sinh vật có lợi, pH thấp < 5 là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển.

2. Biện pháp phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ

3.1. Biện pháp canh tác

  • Với vườn chuẩn bị trồng: Đất trồng tiêu phải thu gom tiêu hủy gốc tiêu bị bệnh. Vun mô, đánh rãnh thoát nước không cho ngập úng trong mùa mưa, bón lót phân chuồng, phân hữu cơ + vôi vào hố trước khi trồng, trồng cây giống sạch bệnh. Sau đó tiếp tục các biện pháp canh tác và xử lý thuốc như vườn đã trồng cây.
  • Với vườn đã trồng: xem lại hệ thống thoát nước, không để ngập úng kéo dài trong mùa mưa. Vệ sinh vườn, nguồn nước tưới sạch bệnh. Trồng cỏ hợp lý để giữ ẩm trong mùa nắng và chống xói mòn trong mùa mưa.
  • Bón bổ sung phân chuồng, bón vôi hằng năm để giúp đất tơi xốp, tăng pH của đất. Hạn chế các loại nấm bệnh trong đất (pH từ 5-6 là tốt nhất). Bón Super Humic Fulvic (10kg/ha/lần) kết hợp nấm đối kháng Trichoderma vào các đợt bón phân trong năm (có thể giảm 2-3 tấn phân chuồng hoai mục) giúp tốt đất, tốt cây.

3.2. Biện pháp xử lý thuốc trừ bệnh

  • Phòng bệnh: Sử dụng Trichoderma ĐHNL, Tưới 2-3 lần trong năm vào đầu, giữa và cuối mùa mưa.
  • Trị bệnh: Pha Agri-fos 640 + ridomil gold, tưới 1 gốc 15-30 lít tùy tuổi cây. Tưới 2-3 lần cách nhau 7 ngày.
  • Khi bệnh đỡ tiến hành phục hồi lại bộ rễ bằng các loại phân phân bón hữu cơ như humic, đạm cá, amino,…

Xem thêm các bài viết kỹ thuật cây trồng tại đây

BIO AGROSA FERTILIZERS – KIẾN TẠO TƯƠNG LAI
Theo dõi Bio Agrosa Fertilizers để cập nhật nhanh thông tin hữu ích về nông nghiệp: www.facebook.com/agrosaferticom

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *