Bệnh thán thư là bệnh phổ biến trên sầu riêng. Bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa trong năm. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá.
Nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh do nấm Colletotrichum zibethinum gây ra. Nấm bệnh phá hại chủ yếu trên lá.
Biểu hiện:
Vết bệnh bắt đầu từ rìa lá hay chót lá lan dần vào trong phiến lá, vết bệnh dạng tròn hay bất định. Vết bệnh tạo thành những mãng cháy màu nâu đỏ, trên đó có những đường gợn sóng màu nâu thẫm, đặc trưng là những vòng đồng tâm, trên vết bệnh và có những hạt nhỏ màu đen li ti là các ổ bào tử. Giữa vết bệnh và phần xanh còn lại của lá có đường ranh giới rõ rệt màu nâu.
Bệnh thường phát sinh trên lá già và lá bánh tẻ. Bệnh nặng cháy toàn bộ lá và rụng sớm, cây kém phát triển, nhất là khi cây còn nhỏ. Nấm tồn tại trên lá bệnh ở dạng sợi và bào tử. Bệnh gây hại quanh năm nhưng thường nặng trong mùa mưa, nhất là những ngày mưa dầm có nhiệt độ khá cao, độ ẩm không khí cao. Vườn trồng dày, thiếu chăm sóc cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.
Phòng và điều trị bệnh thán thư trên sầu riêng
Biện pháp canh tác
Bón phân đầy đủ và cân đối, tránh bón thừa đạm. Tăng cường một số vi lượng cho cây bằng phân bón lá vào giai đoạn trước khi cây ra hoa, để giúp cây tăng cường sức chống chịu với bệnh, tăng cường sự phân hóa mầm hoa, để có nhiều nụ hoa hơn, là điều kiện để tăng năng suất và chất lượng trái.
Vào giai đoạn cây đang sinh trưởng mạnh, ra lá và đọt non, nếu gặp điều kiện độ ẩm cao, hoặc sương mù nhiều thì cần phun phòng ngừa bằng.
Bón phân cân đối, không bón quá nhiều phân đạm, trộn đều NPK với Super Humic fulvic (10 kg/ha) bón lót trước khi trồng và bón thúc giúp ra rễ mạnh, cây chắc khỏe.
Biện pháp hóa học trị thán thư trên sầu riêng
Có thể dùng các hoạt chất như gốc đồng, mataxyl + mancozeb, azoxystropin + Difenconazole…