Dinh dưỡng khoáng là một chức năng sinh lí của cây gắn liền với chức năng của bộ rễ và có ý nghĩa quan trọng trong sự sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất của cây trồng.
1. Các nguyên tố thiết yếu
Khi phân tích thành phần hóa học của thực vật, người ta phát hiện ra có đến hơn 60 nguyên tố có trong thành phần của cây. Tuy nhiên chỉ có một số nguyên tố nhất định là cần thiết cho cây, gọi là các nguvên tố thiết yếu. Một nguyên tố thiết yếu là nguyên tố có vai trò sinh lí rất quan trọng và rất cần cho sinh trưởng, phát triển của cây mà nếu thiếu, cây không thể hoàn thành chu kì sống của mình.
Theo nghiên cứu, người ta phát hiện ra có khoảng 19 nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Đó là: C, H, O, N, S, P, K, Mg, Ca, Fe, Cu, Mn, Zn, B, Mo, Cl, Na, Si, Ni. Khi có đủ các nguyên tốt thiết yêu và năng lượng ánh sáng, cây có thể tổng hợp tất cả các chất hữu cơ cần thiết cho các hoạt động sinh lý, quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và hoàn thành chu kì sống của mình.
Ngoài 19 nguyên tốt thiết yếu đó ra, cây cũng cần rất nhiều các nguyên tốt khác. Mà nếu thiếu cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây nhưng cây vẫn hoàn thành chu kì sống của mình, vẫn ra hoa, kết quả.
2. Phân loại
Các nguyên tố khoáng được phân chia thành:
Nhóm đa lượng:
Đây là nhóm các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng cần nhiều.
Bao gồm: đạm (N), lân (P), kali (K).
Nhóm trung lượng:
Đây là các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng cần ở mức trung bình.
Bao gồm: lưu huỳnh (S), canxi (Ca), magiê (Mg).
Nhóm vi lượng:
Đây là các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng cần với số lượng ít.
Bao gồm các nguyên tố: kẽm (Zn), sắt (Fe), đồng (Cu), mangan (Mn), bo (B), molypđen (Mo), Clo (Cl).
3. Vai trò của nguyên tố khoáng đối với cây và năng suất cây trồng
(1) Tham gia vào thành phần của các chất cấu tạo nên hệ thống chất nguyên sinh, cấu trúc nên tế bào và cơ quan.
Ví dụ:
- N, S là thành phần bắt buộc của protein
- P có mặt trong axit nucleic, photpholipit
- Mg và N cấu tạo nên chất diệp lục.
(2) Tham gia vào quá trình điều chinh các hoạt động trao đổi chất, các hoạt động sinh lí trong cây.
- Thay đổi độ nhớt, khả năng thủy hóa.
- Tăng hoạt động trao đổi chất.
- Điều chỉnh quá trình sinh trưởng của cây.
(3) Tăng tính chống chịu của cây trồng đối với các điều kiện bất lợi như rét, hạn, sâu bệnh…
(4) Giúp tăng năng suất cây trồng.
Xem thêm các bài viết kỹ thuật cây trồng tại đây
BIO AGROSA FERTILIZERS – KIẾN TẠO TƯƠNG LAI
Theo dõi Bio Agrosa Fertilizers để cập nhật nhanh thông tin hữu ích về nông nghiệp: www.facebook.com/agrosaferticom