Từ lâu, phân bón hóa học được xem là “giải pháp” giúp tăng năng suất cây trồng. Nhưng ngoài nhưng ngoài những lợi ích ban đầu, việc lạm dụng phân bón hóa học không chỉ gây ô nhiễm nước, đất đai, không khí, làm giảm năng suất cây trồng mà còn gây hại đến sức khỏe con người và động vật.
Trước những ảnh hưởng xấu của phân bón hóa học mang lại. Con người đã tìm kiếm một giải pháp mới có hiệu quả hơn thay thế cho phân bón hóa học. Các nhà khoa học đã phát hiện phân bón hữu cơ sinh học và ứng dụng đưa vào sản xuất nông nghiệp.
1. Khái niệm
Phân bón hữu cơ sinh học chứa các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng ở dưới dạng những hợp chất hữu cơ. Loại phân này có nguồn gốc và được hình thành từ phân, chất thải gia súc, gia cầm, tàn dư thân, lá cây, phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, than bùn hoặc các chất hữu cơ từ chất thải sinh hoạt, nhà bếp, từ các nhà máy sản xuất thủy, hải sản,…
Phân bón hữu cơ được phân thành 2 nhóm chính:
- Phân bón hữu cơ truyền thống: Phân rác, phân xanh, phân chuồng,…
- Phân bón hữu cơ công nghiệp: Phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và phân bón hữu cơ khoáng.
2. Ưu điểm của phân bón hữu cơ sinh học
- Sử dụng được cho tất cả các giai đoạn phát triển của cây. Ví dụ: cây con, ra hoa, nuôi trái, phục hồi sau thu hoạch…
- Cung cấp đủ các dưỡng chất đa lượng, trung lượng, vi lượng thiết yếu cho cây. Kích thích sự phát triển của rễ cây, giúp rễ cây phát triển khỏe mạnh.
- Giúp cải tạo đất, nâng độ phì nhiêu, màu mỡ cho đất. Ngăn chặn thoái hóa, bạc màu đất. Giúp canh tác đất laai dài và bền vững.
- Nông sản trồng bằng phân bón hữu cơ sạch, an toàn, giàu dinh dưỡng. Nông sản không bị tồn dư các hóa chất độc hại. Đáp ứng xu hướng tiêu dùng an toàn.
- Giúp nhà vườn hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón vô cơ.
- Thân thiện với hệ sinh thái. An toàn với con người và động vật.
3. Các loại phân bón hữu cơ sinh học
Cố định đạm: Là loại phân có chứa các chủng vi sinh vật cố định Nitơ trong không khí. Giúp cây trồng hấp thu các chất dinh dưỡng và tăng năng suất cây trồng.
Phân giải lân: Là phân bón có chứa các vi sinh vật giúp hòa tan các hợp chất phốt pho khó tan thành các loại lân mà cây trồng có thể hấp thụ qua rễ được. Giúp cây trồng tăng cường sức đề kháng, cải thiện cấu trúc đất.
Phân giải Kali, Silic: chứa vi sinh vật có khả năng phân hủy các hợp chất thành ion Kali, Silic.
Phân giải chất hữu cơ xenlulo: chứa vi sinh vật có khả năng phân hủy các hợp chất hữu cơ, phân chuồng tươi hay xác bã thực vật.
Ức chế vi sinh vật gây bệnh: Chứa các vi sinh vật có khả năng ký sinh, đối kháng hay tiết ra các chất có tác dụng ức chế hay kìm hãm các loại vi sinh vật gây bệnh hại như nhóm Bacillus sp. Pseudomonas striata, Beauveria..…
Cung cấp dinh dưỡng khoáng vi lượng: chứa chủng vi sinh Bacillus sp với khả năng hòa tan Si, Zn… cho cây dễ hấp thu.
Sản xuất các chất kích thích sinh trưởng: chứa nhóm vi sinh vật (nhóm Azotobacter, Pseudomonas, Gibberella fujikuroi,…) có khả năng tiết ra các chất kích thích sinh trưởng như Giberrillin, Auxin,…vào môi trường.
*Lưu ý: Khi sử dụng các loại phân bón hữu cơ sinh học nên hạn chế tối đa hoặc không sử dụng các loại thuốc BVTV, thuốc trừ cỏ, phân bón hóa học, các loại hóa chất độc hại. Vì có thể gây ức chế sự hoạt động hoặc tiêu diệt các vi sinh vật có trong phân bón. Từ đó, làm giảm hiệu quả của phân.
Xem thêm các bài viết kỹ thuật cây trồng tại đây
BIO AGROSA FERTILIZERS – KIẾN TẠO TƯƠNG LAI
Hãy theo dõi Bio Agrosa Fertilizers để cập nhật nhanh những thông tin hữu ích về nông nghiệp.