Chất vàng O độc hại như thế nào trong thực phẩm?

Chất vàng O độc hại như thế nào trong thực phẩm

Bạn đã bao giờ nghe đến chất vàng O chưa? Đây là một loại phẩm màu công nghiệp, vốn chỉ được dùng để nhuộm vải, giấy, quét tường. Thế nhưng, nguy hiểm hơn, nó lại bị lén lút sử dụng để tạo màu cho thực phẩm, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.

Mới đây, Trung Quốc đã áp dụng “khẩn cấp” quy định 100% lô hàng sầu riêng Thái Lan và Việt Nam muốn xuất khẩu vào nước này phải có giấy kiểm định chất vàng O. Khi làm thủ tục xuất nhập khẩu, phía Trung Quốc sẽ tiếp tục lấy mẫu, kiểm tra 100% lô hàng, nếu không có dư lượng chất vàng O thì mới được thông quan.

Chất Vàng O Độc Hại Đến Mức Nào?

  • Theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, vàng O thuộc nhóm chất gây ung thư nhóm 3, tức là khả năng gây ung thư cao.
  • Nó bền màu, khó phân hủy, ngay cả khi đun nấu ở nhiệt độ cao.

Vàng O giúp tạo màu sắc bắt mắt, nhưng đồng thời cũng làm tăng nguy cơ tổn hại đến sức khỏe con người. Những thực phẩm nhiễm vàng O thường có màu sắc tươi sáng khác thường, chẳng hạn như măng có màu vàng đậm, giòn dễ gãy, gia cầm có da và lòng vàng tươi hơn bình thường, hay sầu riêng có cơm vàng óng nhưng màu sắc không đồng đều.

Chất vàng O trong thực phẩm

Những hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiêu thụ thực phẩm nhiễm Vàng O

  • Gây rối loạn tiêu hóa: đầy hơi, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy kéo dài.
  • Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: gây lo âu, mất tập trung, thậm chí rối loạn hành vi.
  • Gây tổn thương đến gan, thận, làm suy yếu hệ miễn dịch. 
  • Cơ thể có thể bị dị ứng nghiêm trọng khi tiếp xúc với vàng O.

Các trung tâm xét nghiệm chất vàng O trong sầu riêng tại Việt Nam

Cập nhật đến cuối tháng 2-2025, Việt Nam có 6 trung tâm xét nghiệm chất vàng O trong sầu riêng được Trung Quốc công nhận. Cụ thể:

1. Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vùng 1. Địa chỉ 51 Lê Lai, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng.

2. Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vùng 4. Địa chỉ phòng thử nghiệm 271 Tô Ngọc Vân, phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP.HCM. Trụ sở số 91 Hải Thượng Lãn Ông, phường 10, quận 5, TP.HCM.

3. Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vùng 5. Địa chỉ 57 Phan Ngọc Hiển, phường 6, Cà Mau.

4. Công ty cổ phần Khoa học công nghệ Hoàn Vũ . Địa chỉ phòng thử nghiệm 59 – 65 Tô Hiệu, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, TP.HCM. Trụ sở ở 169B Thích Quảng Đức, phường 4, quận Phú Nhuận, TP.HCM.

5. Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phía Bắc. Địa chỉ 7A Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội.

6. Công ty TNHH Công nghệ phân tích kiểm nghiệm Việt Tín. Địa chỉ phòng thử nghiệm 39A, đường số 4, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP.HCM. Trụ sở số 42 Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1, TP.HCM.

Mỗi trung tâm xét nghiệm này có khả năng xét nghiệm khoảng 100 mẫu/ngày, vẫn đáp ứng được nhu cầu của người dân, doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng.


Xem thêm các bài viết kỹ thuật cây trồng tại đây

BIO AGROSA FERTILIZERS – KIẾN TẠO TƯƠNG LAI
Hãy theo dõi Bio Agrosa Fertilizers để cập nhật nhanh những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *