Độ pH đất là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chua của đất

1. Khái niệm

Độ pH của đất (chỉ số pH) là thước đo độ axit hoặc độ kiềm trong đất. Được coi là một biến số chính của đất vì có ảnh hưởng lớn tới tính chất và chất lượng của đất. 

Độ pH được đo trên thang từ 0 đến 14, đất có thể được phân loại cơ bản như sau:

  • pH = 7 : Đất trung tính, phù hợp với nhiều loại cây trồng.
  • pH > 7 : Đất kiềm, cần cải tạo bằng cách bón các chất gây acid hóa như lưu huỳnh, sắt sunphat,…
  • pH < 7 : Đất chua, phương pháp cải tạo chủ yếu là bón vôi bột để điều chỉnh.

Hầu hết các loại cây trồng đều phát triển khỏe mạnh và cho năng suất tối ưu trong một khoảng pH đất nhất định. Thông thường, pH của đất dao động từ 5.0 đến 8.0. Tùy theo từng loại cây, bà con cần điều chỉnh độ pH cho phù hợp. Đất có độ pH nằm ngoài khoảng này thường không thích hợp cho canh tác nông nghiệp.

Một số cây trồng và khoảng pH phù hợp

Độ pH của đất có thể bị ảnh hưởng và biến đổi bởi các yếu tố như: loại đất, các chất dinh dưỡng có sẵn trong đất, nguồn nước, thời tiết, khí hậu, phân bón, loại cây trồng… Hơn 30% đất trên thế giới có vấn đề về độ pH cao bao gồm các vùng đất đá vôi, đất mặn và đất kiềm rộng lớn. Do vậy người trồng cần thường xuyên đo độ pH của đất. Để có thể kiểm soát được chất lượng đất và khả năng phát triển của cây trồng.

2. Độ pH ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng, khoáng chất và sự tăng trưởng

Độ pH của đất đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến độ hòa tan của khoáng chất hoặc chất dinh dưỡng. Trong số 17 dưỡng chất thiết yếu, có đến 14 chất được cây trồng hấp thụ từ đất. Và để cây trồng hấp thụ được chất dinh dưỡng, nó phải được hòa tan trong đất.

Hầu hết các khoáng chất và chất dinh dưỡng dễ hòa tan trong đất chua hơn là trong đất trung tính hoặc hơi kiềm. Độ pH của đất sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng cũng như cách các chất dinh dưỡng phản ứng với nhau.

Ở độ pH thấp, nhiều nguyên tố trở nên ít khả dụng hơn đối với cây trồng. Trong khi những nguyên tố khác như sắt, nhôm và mangan trở nên độc hại đối với cây trồng. Nhôm, sắt và phốt pho cũng kết hợp để tạo thành các hợp chất không hòa tan.

Ở độ pH cao, canxi liên kết với phốt pho. Khiến cây không hấp thụ được, và molypden trở nên độc hại trong một số loại đất. Bo cũng có thể độc hại trong một số loại đất.

Độ pH đất cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các vi sinh vật có lợi trong đất. Ở đất có tính axit mạnh, các vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ hoạt động kém hiệu quả, khiến chất hữu cơ không được phân hủy hoàn toàn. Điều này ngăn cản chất hữu cơ bị phân hủy, dẫn đến sự tích tụ chất hữu cơ và sự liên kết của các chất dinh dưỡng. Đặc biệt là nitơ bị giữ lại làm giảm khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chua của đất

Độ chua của đất là một vấn đề thoái hóa đất có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng và môi trường đất. Khi đất trở nên quá chua, nó có thể gây ra hàng loạt tác động tiêu cực như:

  • Giảm khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng.
  • Tăng khả năng tác động của các chất độc hại. Làm ảnh hưởng đến sự phát triển cây trồng.
  • Cây kém phát triển, năng suất cây trồng giảm.
  • Ảnh hưởng đến các chức năng sinh học quan trọng của đất. Ví dụ: khả năng cố định đạm của vi sinh vật.
  • Cấutrúc đất bị suy giảm, đất dễ bị xói mòn và bạc màu.

Nếu không được xử lý kịp thời, quá trình này sẽ ngày càng lấn sâu vào các lớp đất bên dưới, ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ và làm cho việc khắc phục trở nên khó khăn hơn. Về lâu dài, điều này đe dọa năng suất cây trồng và phá vỡ hệ thống canh tác nông nghiệp bền vững.

4. Phương pháp xử lý đất trồng bị chua

Kiểm soát độ pH của đất là điều cần thiết để sử dụng và sản xuất đất tối ưu. Các phương pháp xử lý đất trồng bị chua:

  • Bón vôi cho đất. Các loại vôi chính dùng để bón cải tạo đất: bột đá vôi (CaCO3), vôi nung (CaO) và vôi tôi (Ca(OH)2)… và tùy theo độ chua của đất mà quyết định nên sử dụng loại vôi nào.
  • Tăng cường lượng hữu cơ cho đất bằng các loại phân chuồng hoai mục, xác bã thực vật đã được ủ hoai mục.
  • Bổ sung hàm lượng humic, giúp tăng cường quá trình trao đổi cation của cây. Giúp quá trình trao đổi khoáng ở rễ diễn ra dễ dàng hơn. Do đó tiết kiệm lượng phân hàng năm bón vào đất và duy trì độ pH của đất ở mức trung tính.
  • Hạn chế sử dụng thuốc BVTV và phân bón hóa học.
  • Hạn chế tối đa dùng thuốc trừ cỏ làm trắng đất.

Xem thêm các bài viết kỹ thuật cây trồng tại đây

BIO AGROSA FERTILIZERS – KIẾN TẠO TƯƠNG LAI
Hãy theo dõi Bio Agrosa Fertilizers để cập nhật nhanh những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *