Hiệu Ứng Nhà Kính Tác Động Đến Trái Đất Như Thế Nào?

Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng không khí của trái đất nóng lên. Do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời xuyên qua tầng khí quyển và chiếu xuống mặt đất. Khi bức xạ này chiếu xuống mặt đất sẽ làm cho mặt đất hấp thu. Mặt đất sau đó phát xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu khiến không khí nóng lên.

Nếu như lượng nhiệt này luôn ổn định sẽ giúp Trái Đất luôn ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, nhiệt lượng tăng quá mức trong khí quyển khiến Trái Đất nóng lên liên tục.

1. Khí CO2 là gì?

CO2 trong khí quyển giống như một tầng kính dày bao phủ Trái đất. Làm cho Trái đất không khác gì một nhà kính lớn. Theo tính toán, nếu không có lớp khí quyển, nhiệt độ trung bình ở lớp bề mặt Trái đất sẽ xuống tới -230 độ C, nhưng nhiệt độ trung bình thực tế là 150 độ C, có nghĩa là hiệu ứng nhà kính đã làm cho Trái đất nóng lên 380C.

Ngoài khí CO2 ra, các khí sau cũng là nguyên nhân tác động và gây lên hiện tượng hiệu ứng nhà kính: khí CH4, CFC, SO2, metan, ozôn, các halogen và hơi nước. Cộng với sự phát triển dân số và công nghiệp với tốc độ gia tăng chóng mặt cũng tác động trực tiếp tới nhiệt độ của trái đất.

Các hoạt động của con người như đốt cháy nguyên liệu hóa thạch, rừng bị phá hủycác hoạt động công nghiệp khác dẫn đến việc tăng khí nhà kính trong khí quyển. Khi mật độ khí nhà kính tăng lên, nhiều tia hồng ngoại hơn sẽ bị giữ lại trong khí quyển. Điều này làm cho Trái Đất nóng lên liên tục.

Cũng theo nghiên cứu và thực tế hiện nay đã chỉ rõ, hiệu ứng nhà kính là hiện tượng gây nên tình trạng biến đổi khí hậu, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống con người cũng như môi trường xung quanh.

2. Những tác hại của hiện tượng hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính gây ra những tác động nghiêm trọng đến thiên nhiên. Đặc biệt là các khu vực ven biển. Trái Đất nóng lên khiến băng ở hai cực tan chảy, dẫn đến mực nước biển dâng cao. Điều này làm tăng nguy cơ xảy ra các thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, sóng thần, bão lũ, và nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan khác, đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sống và an toàn của con người. Ngoài ra, nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng cao dẫn đến nạn cháy rừng dễ xảy ra hơn.

Đối với nguồn nước: Số lượng cũng như chất lượng nguồn nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vào mùa khô, nắng nóng kéo dài gây ra hạn hán, cạn kiệt nguồn nước ngầm, con người không có nguồn nước để sinh hoạt, tưới tiêu, sản xuất,… Mùa mưa thì lũ lụt thất thường, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và kinh tế.

Đối với con người: Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nhiều bệnh dịch mới bùng phát.

Đối với động thực vật: Sự nóng lên của toàn cầu khiến hệ sinh thái, động thực vật bị thay đổi điều kiện sống. Nhiệt độ tăng cao ảnh hưởng đến môi trường sống, khiến nhiều loại đồng vật không thích ứng được và dần dần bị tuyệt chủng. Thời tiết khô hạn làm nạn cháy rừng càng tăng cao, dẫn đến tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt.

3. Các biện pháp khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính

  • Tăng cường trồng cây xanh và bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng bừa bãi.
  • Nâng cao nhận thức cộng đồng về việc tiết kiệm điện và nước. Góp phần giảm thiểu lãng phí năng lượng.
  • Ưu tiên sử dụng các nguồn năng lượng sạch và thân thiện với môi trường. Ví dụ: điện gió, điện mặt trời…
  • Khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng để giảm khí thải từ phương tiện cá nhân.
  • Hạn chế sử dụng sản phẩm dùng một lần. Và thúc đẩy việc tái sử dụng để giảm lượng rác thải.
  • Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường.

Xem thêm các bài viết kỹ thuật cây trồng tại đây

BIO AGROSA FERTILIZERS – KIẾN TẠO TƯƠNG LAI
Theo dõi Bio Agrosa Fertilizers để cập nhật nhanh thông tin hữu ích về nông nghiệp: www.facebook.com/agrosaferticom

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *