Đất trồng bị thoái hóa, nguyên nhân do đâu?

Thoái hóa đất là nhân tố chủ yếu gây suy giảm chất lượng tài nguyên đất ở Việt Nam. Liên quan mật thiết đến các điều kiện tự nhiên và hoạt động tiêu cực của con người. Việt Nam là một trong 5 nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong biến đổi khí hậu toàn cầu.

1. Thực trạng

Thoái hóa đất là quá trình suy giảm năng suất sinh học của đất. Làm giảm độ che phủ của thực vật, chất lượng và trữ lượng nguồn nước. Và làm suy thoái đất và gây ô nhiễm không khí. Quá trình này thường đi kèm với sa mạc hóa, làm mất đi lớp phủ thực vật. Gây xói mòn đất và suy giảm nguồn nước.

Hiện tượng suy thoái đất đang diễn ra chủ yếu ở các vùng đất nông nghiệp tại Việt Nam. Hiện nay, bốn vùng có nguy cơ sa mạc hóa cao nhất là: Tây Bắc, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.

Sa mạc hóa ở nước ta chủ yếu do mất lớp thảm thực vật rừng tự nhiên. Quá trình này không chỉ gây ra hoang mạc hóa mà còn ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực. Đặc biệt là môi trường và sinh kế của người dân. Hiện tượng này làm biến mất các thảm thực vật, dẫn đến ngập lụt, xâm nhập mặn, suy giảm chất lượng nước và lượng phù sa của sông, hồ. Bên cạnh đó, hoang mạc hóa cũng thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực của quốc gia.

2.Nguyên nhân

(1) Địa hình dốc cao và mưa lớn: Việt Nam có nhiều khu vực có địa hình dốc cao. Khi mưa lớn, nước chảy mạnh trên bề mặt đất gây xói mòn và sạt lở đất.

(2) Điều kiện thời tiết thay đổi: Các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng, mưa, bão, và hạn hán đang diễn ra ngày càng thường xuyên và khắc nghiệt hơn.

(3) Phá rừng để làm nương rẫy: Tập quán canh tác nương rẫy du canh (đốt nương làm rẫy). Đã làm mất đi lớp che phủ tự nhiên của đất. Điều này dẫn đến xói mòn và rửa trôi đất.

(4) Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật: Làm ô nhiễm đất và nước. Giết chết các vi sinh vật có lợi, và làm giảm độ phì nhiêu của đất.

(5) Sử dụng phân bón không hợp lý: Việc sử dụng phân bón không đúng cách, không phù hợp với loại đất và cây trồng cũng góp phần vào thoái hóa đất. Phân bón hóa học dư thừa có thể làm chai đất và làm giảm độ tơi xốp của đất.

(6) Rác thải và nước thải sinh hoạt và công nghiệp: Chất thải từ sinh hoạt và công nghiệp. Nếu không được xử lý đúng cách, sẽ gây ô nhiễm đất và nước. Làm giảm chất lượng đất và ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật.

(7) Hoạt động công nghiệp và khai thác mỏ: Các hoạt động công nghiệp, khai thác mỏ, cùng với canh tác và quản lý đất đai chưa chặt chẽ, cũng góp phần lớn vào thoái hóa đất. Việc khai thác quá mức và thiếu các biện pháp bảo vệ môi trường làm cho đất bị ô nhiễm và suy thoái nhanh chóng.

3. Giải pháp

(1) Tăng độ che phủ bề mặt đất: Phủ xanh đất trống, đồi trọc bằng cách trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng hoặc trồng cỏ để giữ lớp đất bề mặt và duy trì độ ẩm cho đất.

(2) Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hợp lý: Ưu tiên sử dụng các loại phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Để giảm thiểu tác động tiêu cực đến đất và môi trường.

(3) Cải thiện hệ thống tưới tiêu: Tăng cường năng lực tưới trong mùa khô cho các khu vực bị khô hạn. Bằng cách áp dụng hệ thống thủy lợi và hệ thống tưới chủ động. Duy trì độ ẩm bề mặt đất bằng các loại cỏ và cây trồng chịu hạn.

(4) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng phương pháp trồng xen hoặc luân canh. Giúp duy trì độ phì nhiêu của đất, giảm sự cạn kiệt dinh dưỡng. Và hạn chế sâu bệnh, góp phần bảo vệ đất khỏi thoái hóa.

(5) Tuyên truyền bảo vệ đất và môi trường sống: Các chương trình tập huấn, hội thảo, và hoạt động truyền thông sẽ giúp nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào việc bảo vệ đất.


Xem thêm các bài viết kỹ thuật cây trồng tại đây

BIO AGROSA FERTILIZERS – KIẾN TẠO TƯƠNG LAI
Hãy theo dõi Bio Agrosa Fertilizers để cập nhật nhanh những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *