Nhện đỏ gây hại sầu riêng và biện pháp xử lý

Nhện đỏ hại sầu riêng thường có kích thước rất nhỏ (khoảng 0,3 – 0,35mm). Màu cam hay đỏ sậm, trên cơ thể có nhiều lông cứng. Ấu trùng mới nở có màu vàng, nâu nhạt, khó quan sát bằng mắt thường.

1. Thời điểm xuất hiện nhện đỏ gây hại

Nhện đỏ phát triển mạnh trong thời tiết nắng nóng độ ẩm thấp, khả năng sinh sản khá cao, vòng đời ngắn. Khi bị nhiễm nặng lá chuyển màu vàng và rụng, ảnh hưởng đến khả năng ra hoa đậu trái và nuôi trái của cây sầu riêng.

Thời tiết càng nóng ẩm sẽ làm mật độ nhện đỏ gia tăng rất nhanh có thể thành dịch.

2. Biểu hiện gây hại

Khi thấy vườn sầu riêng có dấu hiệu khác thường từ xanh bóng chuyển sang vàng tối, nên tiến hành quan sát bộ lá. Nếu cây bị nhẹ – lá có màu vàng, nhìn nghiêng mặt trên lá sẽ thấy một lớp bụi mịn, đây là vỏ trứng của nhện.

Vết chích ban đầu trắng nhạt sau chuyển sang màu vàng nhạt. Khi mật độ nhện cao sẽ tạo nhiều vết chích, các vết chích liên kết lại thành mảng lớn, toàn bộ lá bị vàng.

Khi cây bệnh nặng lá cây bị phồng rộp sau đó cằn lại, vàng, thô cứng và cuối cùng sẽ bị khô đi. Khi mật số cao, cả cành non cũng bị nhện đỏ tấn công, cành cũng trở nên khô và chết. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng của cây trồng.

Lá sầu riêng bị nhện đỏ tấn công
Lá sầu riêng bị nhện đỏ tấn công

3. Biện pháp phòng trị

Biện pháp canh tác

  • Tỉa cảnh, vệ sinh vườn cây thông thoáng.
  • Thu gom và tiêu hủy tàn dư cây trồng sau mỗi vụ thu hoạch. Giúp loại bỏ nơi trú ngụ của nhện và các loại sâu bệnh khác, ngăn chặn sự lây lan.
  • Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối. Nên sử dụng phân hữu cơ kết hợp với phân hóa học để đảm bảo cây nhận đủ dưỡng chất cần thiết.

Biện pháp hóa học

Khi mật độ nhện cao tiến hành dùng thuốc. Tuy nhiên, do nhện có khả năng kháng thuốc rất cao nên phải thường xuyên thay đổi luân phiên các loại thuốc. Các loại như Alfamite 15EC, Dầu khoáng SK EnSpray 99EC, Kumulus 80WP… Phun ướt đều hai mặt lá và 5 ngày sau phun lại lần hai.

Nếu vườn bị hại nặng thì cứ mỗi đợt ra đọt non phun thuốc làm 3 lần kết hợp với thuốc trị rầy. Lần 1 khi vừa nhú đọt, lần 2 khi đọt ra rộ và lần 3 khi lá lụa. Khi cây cho trái cũng nên phun thuốc 3 lần, lúc nụ hoa ra rộ, sau khi đậu trái khoảng 1 tuần và lần 3 sau đó 10 ngày.

Lưu ý:

  • Nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát khi đó nhện đỏ xuất hiện nhiều.
  • Đối với cây đang giai đoạn làm bông và mang trái. Nên sử dụng thuốc sinh học hoặc thuốc gốc hóa học có tính mát.
  • Có thể sử dụng chitosan hoặc dầu khoáng làm chất bám dính tăng hiệu quả diệt trừ nhện. Hạn chế dùng dầu khoáng vào mùa nắng vì dễ gây cháy lá.
  • Khi phun thuốc diệt nhện nên hạn chế pha chung với thuốc sâu hoặc phân bón lá.

4. Phục hồi cây bị nhện đỏ gây hại

Do nhện gây hại chủ yếu trên lá, đây là bộ phận quan trọng của cây trồng nơi tổng hợp các chất dinh dưỡng. Nên khi lá bị hại sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển. Công tác phục hồi cây sau khi nhện gây hại rất quan trọng có thể kéo dài đến vài tháng. Ngoài việc tăng thêm lượng phân đa lượng dùng bón gốc cần bổ sung tối đa các trung vi lượng như Mg, Zn, Mn… Kết hợp với các lần phun thuốc trị nhện nhằm phục hồi nhanh màu xanh lại cho lá.


Xem thêm các bài viết kỹ thuật cây trồng tại đây

BIO AGROSA FERTILIZERS – KIẾN TẠO TƯƠNG LAI
Hãy theo dõi Bio Agrosa Fertilizers để cập nhật nhanh những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *