Nông Nghiệp Theo Chiều Dọc Là Gì?

1. Nông nghiệp theo chiều dọc là gì?

Là hoạt động sản xuất nông nghiệp theo phương thẳng đứng. Thay vì canh tác theo phương pháp truyền thống được thực hiện trên nông trại, cánh đồng hoặc trong nhà kính. Phương pháp này được hiểu theo cách: Các lớp giá thể và cây trồng được xếp chồng lên nhau theo chiều dọc kiểu dạng nhà cao tầng… Phương pháp này có thể thực hiện trong nhà. Vì những yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm và không khí được kiểm soát nhân tạo. Mục tiêu chính là tăng tối đa sản lượng cây trồng trong một diện tích sản xuất nhất định.

2. Cách thức vận hành của canh tác theo chiều dọc

Có bốn yếu tố quan trọng nhất của phương pháp này là: Cách sắp xếp khay trồng, ánh sáng, giá thể trồng trọt và tính bền vững của mô hình.

Thứ nhất, mục tiêu chính của phương pháp này là sản xuất được nhiều nông sản hơn trên một đơn vị diện tích. Bằng cách xếp chồng các khay giá thể lên nhau giống dạng kệ cao tầng…

Thứ hai, là sự kết hợp giữa tự nhiên và nhân tạo nhằm duy trì mức ánh sáng hợp lý cho khu vực canh tác.

Thứ ba, thay vì sử dụng các phương pháp truyền thống như đất, khí canh, thủy canh. Hoặc aquaponics (trồng rau thủy canh kết hợp nuôi cá). Rêu than bùn, xơ dừa và các giá thể tương tự được dùng rất phổ biến trong phương pháp này. Trên thực tế, canh tác theo phương thẳng đứng sử dụng lượng nước ít hơn từ 70-95% so với phương pháp sản xuất thông thường.

3. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình

Ưu điểm:

Không chỉ thu được sản lượng lớn nông sản từ một diện tích canh tác nhỏ, canh tác nông nghiệp theo chiều dọc còn đem lại nhiều lợi ích khác:

Tăng sản lượng cây trồng quanh năm. Phương pháp này cho phép sản xuất nhiều loại cây trồng hơn trên một diện tích đất. Theo ước tính, 1000m2 canh tác theo phương thẳng đứng cho sản lượng bằng với diện tích từ 4.000 – 6.000m2 theo phương pháp canh tác truyền thống.

Chuẩn bị cho tương lai: Đến năm 2050, khoảng 68% dân số dự kiến sẽ sống ở thành thị. Các mô hình nông trại này có thể thực hiện tại thành thị mà không cần tốn nhiều diện tích. Giảm được chi phí vận chuyển nông sản từ nông trại đến tay người tiêu dùng.

Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Cây trồng ngoài trời có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên như: thiên tai, côn trùng. Nhưng các trang trại canh tác theo phương pháp này ít chịu tác động bởi thiên tai, giúp xác định được sản lượng có thể thu hoạch trong năm.

Tăng sản lượng cây trồng không thuốc hóa học. Vì cây trồng được sản xuất trong môi trường trong nhà được kiểm soát và không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học. Canh tác thẳng đứng cho phép chúng ta trồng các loại cây trồng hữu cơ và không có thuốc trừ sâu.

Thân thiện với con người và môi trường. Canh tác trong nhà giúp giảm thiểu đáng kể các nguy cơ liên quan đến sức khỏe của nông dân liên quan đến thiết bị máy móc, hóa chất độc hại…

Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, canh tác theo chiều dọc có một số nhược điểm sau:

Khó khăn cho thụ phấn: Phương pháp này thực hiện trong môi trường được kiểm soát bởi con người và công nghệ nên không có côn trùng thụ phấn cho cây trồng. Vì vậy, quá trình thụ phấn cần được thực hiện thủ công, sẽ tốn nhiều chi phí và nhân công.

Chi phí lao động: Chi phí lao động có thể cao hơn do các nông trại tập trung tại một số khu vực đô thị, nơi có mức sống và nhu cầu lao động có kỹ thuật cao hơn. Quá trình thụ phấn là một trong những công đoạn cần nhiều nhân công nhất.

Phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ. Canh tác theo chiều dọc phụ thuộc vào công nghệ để chiếu sáng, duy trì nhiệt độ và độ ẩm… Nếu mất điện trong một ngày có thể gây ảnh hưởng cho trang trại. Nhiều người tin rằng phương pháp này chưa sẵn sàng để áp dụng đại trà.

Công nghệ canh tác theo chiều dọc vẫn còn tương đối mới. Hiệu suất hoạt động của một số trang trại đã và đang áp dụng như Aerofarms, Bowery (Mỹ). Sẽ xác định được vai trò quan trọng của phương pháp này trong tương lai khi con người phải đối mặt với nhu cầu lương thực ngày càng tăng.

Xem thêm các bài viết kỹ thuật cây trồng tại đây

BIO AGROSA FERTILIZERS – KIẾN TẠO TƯƠNG LAI
Theo dõi Bio Agrosa Fertilizers để cập nhật nhanh thông tin hữu ích về nông nghiệp: www.facebook.com/agrosaferticom

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *