Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Quyết định số 431/QĐ-BNN-TT phê duyệt Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030.
Nước ta có thế mạnh về phát triển cây công nghiệp lâu năm do đất đai, khí hậu và hệ sinh thái cây trồng đa dạng, phù hợp. Trong đó, các loại cây công nghiệp chủ lực như: Cà phê, cao su, chè, điều, tiêu và dừa thích hợp với nhiều vùng, nhiều địa phương. Theo đó, đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu 6 loại cây công nghiệp chủ lực này sẽ đạt 14-16 tỷ USD.
Cây công nghiệp là thế mạnh phát triển của nông nghiệp Việt Nam. Mục đích cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Thúc đẩy thương mại hóa và đem lại nguồn thu nhập cho người nông dân.
1. Mục tiêu phát triển cây cà phê đến năm 2030
Đắk Lắk được mệnh danh là “thủ phủ” cà phê của nước ta, bởi diện tích và sản lượng luôn đứng đầu cả nước.
Diện tích cà phê nước ta ước tính đến năm 2030 là khoảng 640-660 nghìn ha. Trong đó:
- Vùng Tây Nguyên khoản 6000 nghìn ha.
- Các khu vực khác Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Sơn La, Quảng Trị, Bình Thuận… khoảng 40-60 nghìn ha.
Mục tiêu sản xuất đến năm 2030:
- Diện tích cà phê trồng giống mới được sử dụng giống đúng tiêu chuẩn đạt 80-90%.
- Diện tích cà phê sản xuất theo hướng hữu cơ đạt khoảng 2%.
- Diện tích cà phê đặc sản khoảng 3%.
- Diện tích cà phê đạt các tiêu chuẩn sản xuất (RA, 4C, Flo, C.A.F.E. Practices…) khoảng 35-40%.
- Diện tích cà phê được cấp mã số vùng trồng truy xuất nguồn gốc sản phẩm đạt trên 70%.
Mục tiêu cơ cấu diện tích cà phê vối khoảng 90-92%, cà phê chè khoảng 8-10%. Cà phê chè được trồng tại một số tỉnh: Quảng Trị, Sơn La, Điện Biên, Lâm Đồng, Kon Tum…
Đến năm 2030, sản lượng cà phê chế biến sâu đạt khoảng 20-25% tổng sản lượng cà phê cả nước. Khối lượng cà phê xuất khẩu đến năm 2030 đạt khoảng 80-85% tổng sản lượng cà phê cả nước; trong đó, cà phê rang xay chiếm khoảng 5-6%, cà phê hòa tan từ 19-20%.
2. Mục tiêu phát triển cây cao su đến năm 2030
Mục tiêu đến năm 2023, diện tích cao su cả nước đạt khoảng 800-850 nghìn ha, sản lượng chè búp tươi đạt 1,2-1,4 triệu tấn. Trong đó:
- Vùng Đông Nam bộ khoảng 480-500 nghìn ha.
- Vùng Tây Nguyên khoảng 180-200 nghìn ha.
- Một số tỉnh vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Bắc khoảng 140-150 nghìn ha.
Mục tiêu sản xuất đến năm 2030:
- Diện tích cao su trồng mới được sử dụng các giống đúng tiêu chuẩn là 100%.
- Diện tích cao su thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm đạt trên 70%.
- Diện tích cao su được cấp chứng chỉ rừng bền vững khoảng 250-300 nghìn ha.
- Lượng mủ và gỗ cao su Việt Nam có mã số vùng trồng truy xuất nguồn gốc sản phẩm là 100%
3. Mục tiêu phát triển cây chè đến năm 2030
Mục tiêu đến năm 2030, diện tích trồng chè cả nước khoảng 120-125 nghìn ha. Trong đó:
- Vùng Trung Du Miền Núi Phía Bắc khoảng 98-100 nghìn ha.
- Vùng Bắc Trung Bộ khoảng 10-12 nghìn ha.
- Vùng Tây Nguyên khoảng 8-10 nghìn ha.
- Còn lại được trồng tại một số tỉnh Quảng Ninh, Hà Nội, Quảng Nam….
Mục tiêu sản xuất đến năm 2030:
- Diện tích chè trồng mới được sử dụng giống đạt tiêu chuẩn là 100%.
- Diện tích chè áp dụng quy trình sản xuất GAP và tương đương đạt khoảng trên 70%.
- Diện tích chè được cấp mã số vùng trồng đạt trên 70%.
- Tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo tồn nguồn gen, tổ chức sản xuất, chế biến và xây dựng thương hiệu chè Shan tuyết cổ thụ.
- Gắn phát triển vùng trồng chè với phát triển văn hoá, du lịch và dịch vụ tại các khu vực Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ, Nghệ An, Lâm Đồng…
4. Mục tiêu phát triển cây điều đến năm 2030
Mục tiêu đến năm 2030, diện tích điều cả nước khoảng 280-300 nghìn ha, sản lượng đạt 0,36-0,4 triệu tấn. Trong đó:
- Vùng trồng điều trọng điểm Đông Nam bộ khoảng 170-180 nghìn ha.
- Vùng Tây Nguyên khoảng 80-90 nghìn ha.
- Còn lại tại các vùng trồng tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Định…. là khoảng 10-30 nghìn ha.
Mục tiêu sản xuất đến năm 2030:
- Diện tích điều trồng mới được sử dụng giống đúng tiêu chuẩn là khoảng 80-90%.
- Diện tích điều áp dụng quy trình kỹ thuật thâm canh chiếm 40-50%.
- Diện tích điều được trồng xen (ca cao, cây gia vị, cây dược liệu, nấm….), nuôi xen (ong mật, gà…) khoảng 20-25 nghìn ha.
- Trồng tái canh hoặc ghép cải tạo diện tích điều già cỗi trên 30 năm tuổi, năng suất thấp bằng những giống có năng suất cao hơn, phù hợp với chế biến: PN1, AB29, AB05-08, LBC5….
5. Mục tiêu phát triển hồ tiêu đến năm 2030
Mục tiêu đến năm 2030, diện tích khoảng 80-100 nghìn ha. Trong đó:
- Vùng Tây Nguyên 60-70 nghìn ha.
- Vùng Đông Nam bộ 25-30 nghìn ha.
- Còn lại một số vùng trồng tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Bình Thuận, Bình Định, Phú Yên, Kiên Giang… là khoảng 5-10 nghìn ha.
Mục tiêu sản xuất đến năm 2030:
- Diện tích hồ tiêu được trồng theo quy trình GAP và tương đương trên 40%.
- Diện tích hồ tiêu được cấp mã số vùng trồng đạt khoảng 40%.
- Áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, giảm bệnh vàng lá chết chậm và bệnh héo chết nhanh.
- Xây dựng hệ thống vườn giống hồ tiêu đầu dòng, ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống hồ tiêu sạch bệnh.
6. Mục tiêu phát triển cây dừa đến năm 2030
Mục tiêu đến năm 2030, diện tích dừa khoảng 195-210 nghìn ha. Trong đó:
- Vùng trồng dừa trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 170-175 nghìn ha.
- Vùng Duyên Hải Nam Trung bộ diện tích 16-20 nghìn ha.
- Một số vùng trồng tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ… khoảng 9-15 nghìn ha.
Mục tiêu sản xuất đến năm 2030:
- Diện tích dừa được sản xuất theo quy trình GAP và tương đương trên 30%.
- Diện tích dừa được cấp mã số vùng trồng đạt khoảng 30%.
- Chuyển giao các giống dừa mới vào sản xuất như dừa Xiêm xanh bầu, dừa Mã Lai, dừa Dứa…
- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng xen (ca cao, cây ăn quả…), nuôi xen (thủy sản, gia cầm…) với trồng dừa.
- Kết hợp xây dựng không gian phát triển vườn dừa với du lịch sinh thái miệt vườn, ẩm thực, gắn với xây dựng các sản phẩm OCOP của địa phương.
- Phát triển các làng nghề, các cơ sở sản xuất, chế biến dừa phục vụ du lịch.
- Xây dựng các Chương trình du lịch tham quan làng nghề. Tham quan cơ sở sản xuất các sản phẩm từ dừa. Giới thiệu quy trình và hoạt động sản xuất
Xem thêm các bài viết kỹ thuật cây trồng tại đây
BIO AGROSA FERTILIZERS – KIẾN TẠO TƯƠNG LAI
Hãy theo dõi Bio Agrosa Fertilizers để cập nhật nhanh những thông tin hữu ích về nông nghiệp.