Rầy xanh hại sầu riêng: Nguyên nhân và giải pháp xử lý

Rầy xanh hại sầu riêng: Nguyên nhân và giải pháp xử lý

Rầy xanh hại sầu riêng là một trong nỗi lo của nông dân. Nó không chỉ hút chích nhựa lá non và đọt non làm cho cây phát triển kém, còn làm cho cây trồng dễ bị nấm khuẩn tấn công.

Vậy làm thế nào để nhận biết và xử lý khi cây sầu riêng bị rầy xanh tấn công? Cách phòng ngừa rầy xanh như thế nào cho hiệu quả? Cùng Bio Agrosa Fertilizers tìm hiểu chi tiết và đưa ra giải pháp xử lý kịp thời cho vườn sầu riêng của bà con.

Đặc điểm

Rầy xanh là loài côn trùng chích hút, phổ biến ở các vùng nhiệt đới. Trên cây sầu riêng, chúng thường xuất hiện trong tất giả giai đoạn phát triển, vào thời điểm cây ra lá non, lá lụa và lá già. Phát triển mạnh nhất là khi cây bắt đầu nhú đọt (nhú mũi giáo).

Chúng có thân hình nhỏ, dài khoảng 3–5 mm. Màu xanh lục nhạt hoặc xanh đậm tùy giai đoạn phát triển. Rầy di chuyển nhanh, có thể bay xa và thường tụ tập thành từng đàn dưới mặt lá.

Rầy xanh có vòng đời trải qua 3 giai đoạn kéo dài từ 16 – 45 ngày. Bao gồm trứng, con non và con trưởng thành.

Rầy xanh
Rầy xanh

Tác hại của rầy xanh đối với cây sầu riêng

Rầy xanh gây hại bằng cách hút chính để rút chất dinh dưỡng từ đọt non và lá non, gây mất sức cho cây. Lá bị chích hút sẽ xoăn lại, biến dạng, có đốm vàng hoặc nâu khô. Nếu rầy gây hại trong thời kỳ ra hoa sẽ khiến hoa rụng, không thể đậu trái ảnh hưởng đến năng suất của mùa vụ.

Rầy xanh tạo các vết thương cơ học trên cây, tạo điều kiện cho vi khẩn và nấm xâm nhập. Gây ra các bệnh cho cây sầu riêng.

Chúng sinh sản rất nhanh. Một chu kỳ vòng đời chỉ từ 15–25 ngày tùy điều kiện thời tiết. Mỗi con cái có thể đẻ hàng chục trứng, khiến mật số rầy có thể tăng đột biến chỉ sau vài tuần nếu không phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

Rầy xanh có thể xuất hiện quanh năm và gây hại cho cây sầu riêng ở bất kỳ giai đoạn nào trong vòng đời của cây.

Rầy xanh gây hại sầu riêng
Rầy xanh gây hại sầu riêng

Dấu hiệu nhận biết rầy xanh gây hại sầu riêng

Mức độ nhẹ: Làm lá nhỏ, kém phát triển, để lại các vết thương tạo điều kiện cho nấm khuẩn phát triển.

Mức độ nặng: Làm cho mép lá bị cháy xoăn lại, từ từ khô và rụng, gọi là hiện tượng “cháy rầy”. Đọt non có thể bị khô, trơ cành, dễ nhầm lẫn với triệu chứng do nấm bệnh gây ra.

Biện pháp phòng trừ

Biện pháp canh tác

Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện sớm sự xuất hiện của rầy.

Tỉa cành, tạo vườn thông thoáng để hạn chế nơi trú ẩn của rầy.

Bón phân cân đối, đặc biệt tăng cường phân hữu cơ vi sinh, phân bón có chứa amino axit giúp cây khỏe, tăng sức đề kháng.

Biện pháp sinh học

Tạo điều kiện cho thiên địch của rầy xanh phát triển như kiến săn mồi hoặc các loài côn trùng ăn rầy xanh. 

Các sản phẩm chứa vi khuẩn có lợi hoặc các chất sinh học được phát triển nhằm kiểm soát rầy xanh mà không gây tác hại cho hệ sinh thái canh tác.

Biện pháp hóa học

Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất đặc trị rầy như:

  • Imidachloprid
  •  Thiamethoxam
  • Acetamiprid
  • Thimamethoxam 25%
  • Imidaclorid 70%
  • Acetamiprid 30%

Lưu ý:

  • Phun thuốc phòng trừ rầy khi cây vừa nhú mũi giáo. Phun liên tục cách nhau 5-7 ngày. Có thể đổi các hoạt chất khác nhau để tránh rầy bị kháng thuốc.
  • Phun ướt đều mặt dưới lá và phun lên đọt cây.

Rầy xanh tuy nhỏ nhưng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với cây sầu riêng. Việc phát hiện sớm và áp dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ sẽ giúp bà con giảm thiểu thiệt hại, bảo vệ vườn cây an toàn.

Bà con nên kết hợp sử dụng các loại phân bón hữu cơ vi sinh định kỳ để tăng cường sức đề kháng cho cây sầu riêng. Giúp cây “tự vệ” tốt hơn trước các loại sâu bệnh, trong đó có rầy xanh.


Xem thêm các bài viết kỹ thuật cây trồng tại đây

BIO AGROSA FERTILIZERS – KIẾN TẠO TƯƠNG LAI
Hãy theo dõi Bio Agrosa Fertilizers để cập nhật nhanh những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *