Tín Chỉ Carbon: Giải Pháp Hiệu Quả Cho Biến Đổi Khí Hậu

Tín chỉ carbon là một giải pháp hiệu quả trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu bằng cách tạo ra một thị trường giao dịch khí thải. Các chính phủ và tổ chức quốc tế đang thúc đẩy các doanh nghiệp giảm lượng khí thải và đầu tư vào các công nghệ và giải pháp xanh. Hiện Việt Nam đã có hơn 300 chương trình, dự án tín chỉ carbon đăng ký. Trong đó 150 dự án đã cấp 40,2 triệu tín chỉ và trao đổi trên thị trường carbon quốc tế.

1. Tín chỉ carbon là gì

Là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một tấn khí CO2 hoặc một tấn khí CO2 tương đương vào bầu khí quyển.

Một tín chỉ tương đương với 1 tấn CO2 hoặc 1 tấn CO2 quy đổi tương đương.

Hệ thống tín chỉ carbon được sử dụng như một công cụ thị trường để giảm thiểu phát thải khí nhà kính và chống biến đổi khí hậu. Các công ty, tổ chức hoặc quốc gia có thể mua hoặc bán các tín chỉ này.

Mỗi doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất đều có một định mức về lượng khí thải nhà kính thải ra môi trường. Nếu cao hơn mức quy định, những đơn vị này sẽ phải mua thêm tín chỉ carbon để không vi phạm quy định chung về bảo vệ môi trường. Ngược lại, nếu lượng phát thải thực tế nhỏ hơn mức giới hạn thì cơ sở đó có thể bán số tín chỉ carbon chưa sử dụng cho các đơn vị khác.

Thị trường carbon phát triển mạnh mẽ tại các quốc gia Châu Âu, Châu Mỹ và cả châu Á.

2. Tại sao tín chỉ carbon lại quan trọng

Giảm phát thải khí nhà kính

Các công ty phải tuân thủ các quy định pháp lý về phát thải và sử dụng tín chỉ carbon để đáp ứng các yêu cầu này. Việc không tuân thủ có thể dẫn đến các hình phạt tài chính và pháp lý. Điều này tạo ra áp lực buộc các công ty phải tìm cách giảm phát thải và sử dụng tín chỉ carbon một cách hiệu quả.

Các dự án trồng rừng, bảo vệ rừng, và các dự án năng lượng tái tạo có thể tạo ra tín chỉ carbon bằng cách hấp thụ hoặc giảm phát thải CO2. Các doanh nghiệp và quốc gia có thể đầu tư vào các dự án này, giúp giảm lượng khí thải nhà kính và thúc đẩy phát triển bền vững.

Thúc đẩy phát triển bền vững

Tạo ra động lực tài chính cho nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh. Điều này thúc đẩy việc triển khai các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.

Các dự án giảm phát thải ở các nước đang phát triển có thể mang lại lợi ích kinh tế và xã hội cho cộng đồng địa phương. Mang lại nguồn thu nhập mới, tạo công ăn việc làm, và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tăng cường hiệu quả kinh tế

Các công ty có thể mua và bán tín chỉ carbon trên thị trường. Nếu một công ty giảm phát thải dưới mức giới hạn, họ có thể bán tín chỉ dư thừa. Nếu một công ty phát thải vượt quá giới hạn, họ phải mua tín chỉ từ những công ty khác. Cơ chế này tạo động lực kinh tế để các công ty giảm phát thải, vì việc bán tín chỉ dư thừa có thể mang lại lợi nhuận.

Các công ty có động lực tài chính để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ sạch nhằm giảm phát thải và kiếm tín chỉ carbon. Sự đổi mới này có thể dẫn đến những cải tiến công nghệ và quy trình sản xuất, giảm chi phí và tăng cường hiệu quả kinh tế.

Thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia và doanh nghiệp trên toàn cầu. Các công ty có thể tham gia vào các dự án giảm phát thải ở các nước khác, mở rộng thị trường và tạo ra các cơ hội kinh doanh mới.

3. Các loại tín chỉ carbon

Thị trường tín chỉ carbon xuất phát điểm từ Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu năm 1997 và được quy định cụ thể tại điều 6 Thỏa thuận Paris năm 2015.

Theo Nghị định thư Kyoto, các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ các quôc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu cam kết. Từ đó, trên thế giới xuất hiện loại hàng hóa mới là các chứng chỉ giảm/hấp thụ phát thải khí nhà kính.

Do carbon (CO2) là khí nhà kính quy đổi tương đương của mọi khí nhà kính nên các giao dịch được gọi chung là mua bán, trao đổi CO2, hình thành nên thị trường tín chỉ carbon.

Dựa vào nguồn gốc thị trường, có 2 loại tín chỉ carbon:

Tín chỉ carbon bắt buộc:

Được tạo ra bởi các dự án trong Cơ chế Phát triển Sạch (CDM) theo Nghị định thư Kyoto. Các dự án này phải được chứng nhận bởi Ủy ban Chứng nhận Liên Hiệp Quốc (UNFCCC).

Được quy định bởi các cơ quan chính phủ và phải tuân thủ các quy trình và tiêu chuẩn nghiêm ngặt.

Thị trường này mang tính bắt buộc và chủ yếu dành cho các dự án trong cơ chế phát triển sạch (CDM), Cơ chế phát triển bền vững (SDM) hoặc đồng thực hiện (JI).

Tín chỉ carbon tự nguyện:

Được tạo ra từ các dự án tự nguyện loại bỏ hoặc tránh phát thải, các khoản bù trừ này có thể được mua bởi các cá nhân, công ty hoặc chính phủ muốn bù đắp lượng khí thải carbon của họ vượt quá mọi yêu cầu pháp lý.

Các dự án tạo ra tín dụng tự nguyện thường bao gồm năng lượng tái tạo, tái trồng rừng hoặc các sáng kiến ​​phát triển cộng đồng.

4. Cách thức hoạt động

Thị trường mua bán tín chỉ carbon là một cơ chế kinh tế nhằm giảm lượng khí thải CO2 bằng cách đặt giới hạn phát thải và cho phép các công ty mua bán tín chỉ carbon. Các công ty giảm phát thải dưới mức giới hạn có thể bán tín chỉ dư thừa cho các công ty khác, khuyến khích giảm phát thải một cách hiệu quả về chi phí.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mô hình mua bán tín chỉ giảm phát thải ngày càng trở thành phương pháp tiên tiến. Đây là một loại hình thị trường mà trong đó hàng hóa được giao dịch là lượng khí nhà kính đã giảm bớt hoặc được hấp thụ. Chúng thường được giao dịch giữa các doanh nghiệp nội địa hoặc tổ chức quốc tế.

Đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu. Doanh nghiệp và cá nhân có thể tham gia vào thị trường này để góp phần bảo vệ môi trường và xây dựng một tương lai bền vững.

Xem thêm các bài viết kỹ thuật cây trồng tại đây

BIO AGROSA FERTILIZERS – KIẾN TẠO TƯƠNG LAI
Theo dõi Bio Agrosa Fertilizers để cập nhật nhanh thông tin hữu ích về nông nghiệp: www.facebook.com/agrosaferticom

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *